KIẾM CUNG ĐẠO
ĐẠI-VIỆT
Giới-Thiệu
Từ thưở xa xưa dân-tộc Việt có thành-ngữ « Trả Nợ Kiếm Cung » để nói lên bổn-phận kẻ làm trai đối với tổ-quốc trong thời chinh-chiến. Hiển-nhiên hai môn Kiếm và Cung đã đại-diện cho việc Binh-Bị và là Biểu-tượng của Võ-Trận Đại-Việt thời Trung-Cổ.
Chính vì lẽ này mà Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi dùng tên hai môn Kiếm và Cung để đặt Tên Miền cho Mạng Lưới mới là « Kiếm Cung Đạo » (http://www.kiemcungdao.org) sắp đăng-khai.
Thân đã lỡ đa mang đời vó ngựa,
Kiếm Cung còn mơ một khúc quân ca.
(Thơ : Dã-Tràng Biển Đông)
Mục-đích của chúng tôi là muốn phục-hưng và giới-thiệu đến quí bạn Môn Võ-Trận Đại-Việt thời Trung-Cổ nói chung, cùng Môn Kiếm-Thuật và môn Cung-Thuật của nước Đại-Việt nói riêng, trong việc Thi-Tuyển Võ-Cử các Võ-Quan qua các thời Nhà LÝ, Nhà TRẦN, Nhà Hậu-LÊ (LÊ Trung-Hưng).
Nước Đại-Việt có nền Văn-Hến với trên Bốn Ngàn Năm Văn-Hóa, lại nằm ở tọa-độ địa-chính giữa hai nước Ấn-Độ và Trung-Hoa cũng đều có nền Văn-Hiến với trên Bốn Ngàn Năm Văn-Hóa ; vì thế, Võ-Trận Đại-Việt cũng đã được thọ ảnh-hưởng Văn-Hóa của hai nền Văn-Hiến Ấn-Độ và Trung-Hoa ngoài sự khán-phá tìm-tòi nghiên-cứu của các Tiền-Bối Việt-Tộc.
Cụ-thể là hai môn Kiếm-Thuật và Cung-Thuật của Đại-việt đã thọ ảnh-hưởng :
- văn-hóa Ấn-Độ của Lê-Câu Vệ-Đà Rig Veda (nhất là Mundaka Upanishad मुण्डक उपनिषद् thuộc phần Atharva Veda trong Kinh Rig Veda) và của Phật-Giáo ;
- cũng như đã thọ ảnh-hưởng văn-hóa Trung-Hoa của Lão-Giáo xuyên qua Học-Thuyết Liệt-Tử (Liệt Ngữ Khấu 列 禦 寇 và Xung Hư Chân-Kinh 冲 虚 真 经) và của Nho-Giáo xuyên qua Học-Thuyết của Khỗng-Phu Tử (Tứ-Thư và Ngũ-Kinh) mà nền-tảng cốt-yếu của Kinh Dịch 易 經 là Hà-Đô và Lạc-Thư của nền Văn-Hiến Lạc-Việt.
Kinh Lê-Câu Vệ-Đà (Tín-dụng Ảnh : wheresmypandit.com)
|
Kinh Dịch
|
Hà Đồ (Tín-dụng Ảnh : nhantu.net )
|
Lạc Thư (Tín-dụng Ảnh : nhantu.net)
|
Theo Triết-Học Viễn-Đông, thì KIẾM-Thuật thuộc về KHÍ và CUNG-Thuật thuộc về THẦN. Điều này đã nâng hai môn Binh-Khí là CUNG và KIẾM lên hàng cao-cả và linh-thiêng nhất trong Văn-Hóa ngàn xưa của Á-Đông, và đã khiến hai môn Kiếm-Thuật và Cung-Thuật trở thành « Kiếm-Đạo » và « Cung-Đạo » cùng được lưu-truyền hậu-thế như một Thông-Điệp Tâm-Linh của cả một bầu trời Thơ mà Cổ Kinh Lê-Câu Vệ-Đà là tiêu-biểu vô-cùng quí báu.
Kiếm Cung Đạo Cổ-Nhân
Đường mòn lưu dấu bước Người Xưa :
Trang Sử còn ghi đến tận giờ,
Sứ-Điệp tâm-linh truyền-đạt mãi,
Kiếm Cung Đạo thắm một trời thơ.
Trịnh Quang Thắng.
Ban Võ-Sư |
Thư-Mục
-
Monde Ancien, Civilisation Orientale, Poème Lyrique, Inde - Rig Veda, Traduction de Alexandre Langlois, Imprimerie Paul Dupont, Rue Jean-Jacques Rousseau, Paris, 1870.
-
Œuvre de Lie-Tzeu, dans Les Pères du Système Taoïste, Léon Wieger, Imprimerie de Hien-Hien, 1913, réédition Les Humanités d’Extrême-Orient, Cathasia, Les Belles Lettres, Paris, 1950.
-
Lie Zi , Le Vrai Classique de la Vertu parfaite du Vide harmonieux, textes traduits et annotés par Fang Sheng, Librairie You-Feng, 2011, ISBN 978-2-84279-493-4, éd. bilingue chinois-français
-
Traité du Vide Parfait, traduit du Chinois par Jean-Jacques Lafitte, Albin Michel, Paris, 1997, ISBN 2226094261 (réédition août 2009, collection Spiritualités vivantes ISBN 978-2-226-09426-1).
-
Le Vrai Classique du Vide Parfait, Benedykt Grynpas, Collection Connaissance de l'Orient, format poche (No 36), série chinoise (1961), Gallimard (plusieurs rééditions dont Gallimard, Folio n° 548, 2011, ISBN 978-2-07-044135-8)
-
Lie Zi, Les Fables de Maître Lie, traduction par Jean Levi, Éditions de l'Encyclopédie des Nuisances, 2014.
Trở lại Trang KHẢO-LUẬN |
Trở lại Trang LỊCH-SỬ |
---|
Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.